Thời gian gần đây những vụ án chính tay mẹ sát hại con ruột liên tiếp xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Chính điều này đã khiến cộng đồng mà nhất là các chị em phụ nữ phải đặt dấu hỏi về căn bệnh này. Bài viết sau đây chia sẻ thông tin xoay quanh chủ đề “trầm cảm sau sinh” để chị em hiểu rõ và đã đến lúc chúng ta cần có kiến thức và cách nhìn nhận nghiêm túc về tình trạng này.
Bệnh trầm cảm sau sinh là như thế nào?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm mà phụ nữ có thể mắc phải sau khi sinh khiến người phụ nữ không muốn gắn kết chăm sóc con, ngược lại có suy nghĩ hận thù con và chồng mình. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất là trong vòng 4 tuần đầu tiên. Các mức độ trầm cảm biểu hiện khá đa dạng, một là cảm cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ nhưng đây là một dạng trầm cảm sau sinh nhẹ và thoáng qua chỉ kéo dài 1 – 2 tuần nên phần lớn các mẹ đã tự vượt qua.
Hai là dạng trầm cảm sau sinh nặng thường gây cho người bệnh cảm giác quá chán nản, tuyệt vọng, không muốn tiếp xúc hoặc nói chuyện với ai, xấu hổ khi phải thừa nhận việc mình mới sinh xong hoặc thậm chí có ảo giác muốn làm hại đến mình và con. Trường hợp trầm cảm ở mức độ nặng này cần phải có sự can thiệp y khoa từ tư vấn tâm lý đến dùng thuốc chống trầm cảm. Không phải các bà mẹ sinh con lần đầu mới có nguy cơ mắc trầm cảm, kể cả khi bạn đã từng sinh nở trước đó vẫn có thể rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.
Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh dễ nhận biết

Nếu bạn có từ 5 hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây mỗi ngày, kéo dài liên tiếp trong 2 tuần thì bạn có thể bị trầm cảm sau sinh:
1. Cảm xúc thay đổi thất thường không kiểm soát được
2. Cảm thấy vô cùng chán nản, cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng hầu như cả ngày
3. Luôn trong tình trạng lo lắng quá mức, mất hứng thú với các sở thích thông thường
4. Hay quên, kém tập trung, khó ngủ vào ban đêm hoặc ngủ nhiều vào ban ngày
5. Khóc nức nỡ mọi lúc, cảm thấy mệt mỏi, chán chường
6. Có cảm giác kiệt sức và mất năng lượng
7. Thu rút lại, không thích giao thiệp với mọi người xung quanh
8.Tức giận, cáu khỉnh bất thường
9. Không thích quan tâm, chăm sóc cho con mình
10. Cảm giác mình là kẻ vô dụng hoặc cảm xúc tội lỗi chế ngự bản thân
Triệu chứng trầm cảm lên đến đỉnh điểm là khi:
Một số ít phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có ảo giác, ảo tưởng muốn làm hại đến mình và con. Khi bạn có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm mà không nhẹ đi sau 2 tuần, cảm thấy biến chuyển nặng hơn bạn nên chia sẻ với người thân đặc biệt là người chồng, và đi khám bác sĩ ngay lập tức để có phát đồ điều trị nếu bạn không muốn tự tay mình gây ra những hậu quả đau lòng.
Nguyên nhân nào khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm sau sinh?
Triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể thấy thực sự khá phổ biến với các bà mẹ trẻ. Ước tính cứ 7 người lại có 1 người mắc phải chứng bệnh này. Phải chăng nguyên nhân xuất phát từ tâm lý người mẹ thay đổi trong giai đoạn mang thai và sau sinh hay còn những nguyên nhân nào khác. Theo nghiên cứu cho hay có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ thay đổi suy nghĩ, cảm xúc sau khi sinh nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.
Có thể tạm chia thành 2 nhóm nguyên nhân trầm cảm sau sinh như sau:
Thay đổi nội tiết tố cơ thể – Nguyên nhân chính dễ gây nên chứng trầm cảm sau sinh
Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc đã chỉ ra, trong thời kì mang thai ở nữ giới sự gia tăng hai loại hormone estrogen và progesterone đã ảnh hưởng đến những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ. Lúc này lượng estrogen có thể tăng gấp hàng trăm lần so với lúc bình thường, từ đó làm thay đổi tạo hình thần kinh của não bộ hay sự tái sinh của tế bào thần kinh. Đây chính là lý do khiến phụ nữ dễ quên, ngại tiếp xúc, không còn hứng thú với các sở thích của bản thân và lo âu nhiều.
Ngoài ra trong giai đoạn này, sự thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp, đặc biệt là hormone tuyến giáp giảm đột ngột cũng khiến cho nữ giới dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, tâm sinh lý thay đổi thất thường không kiểm soát được.
Các nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc phải triệu chứng trầm cảm sau sinh
Người mẹ có tiền sử bị trầm cảm trong khi mang thai hoặc vào các thời điểm khác. | Không có ai giúp đỡ, chia sẻ công việc chăm con và nhà cửa cùng với người mẹ. |
Do di truyền, bệnh tâm lý, thiếu ngủ hoặc thiếu dinh dưỡng. | Mối quan hệ giữa vợ và chồng, hoặc với người thân trong gia đình gặp mâu thuẫn, rạn nức. |
Người mẹ từng có những dấu hiệu căn thẳng thường xuyên xảy ra trong thời gian bệnh tật | Người mẹ gặp khó khăn về tài chính gia đình hoặc mang thai ngoài ý muốn. |
Phụ nữ cần chủ động phòng tránh trầm cảm sau sinh

Phụ nữ cần ít nhất nửa năm cho đến 1 năm mới lấy lại trạng thái cân bằng hormone. Tuy nhiên khoảng thời gian này tùy thuộc vào thể trạng, lượng hormone gia tăng ở mỗi người là khác nhau. Để chủ động phòng tránh chứng bệnh giết người thầm lặng này, phụ nữ cần:
Cách khắc phục trầm cảm sau sinh cho mẹ
- Lựa chọn lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể dục, thể thao và chế độ nghỉ ngơi, ăn uống dinh dưỡng.
- Không tự gây áp lực, điều chỉnh mong cầu của bản thân, không cố gắng để làm mọi thứ hoàn hảo chỉ làm những việc trong khả năng.
- Nên dành thời gian cho bản thân trong việc làm đẹp, giải trí, thư giãn phục hồi sức khỏe sau sinh, gặp gỡ bạn bè, hay hâm nóng tình yêu cùng người bạn đời.
- Phải chia sẻ những khó khăn mà bạn gặp phải với chồng, mẹ hoặc bất kì ai đó mà bạn muốn tâm sự và cho họ biết bạn đang cần sự giúp đỡ. Tránh việc cô lập bản thân để bạn cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống.
Giảm thiểu tối đa các dấu hiệu trầm cảm với việc giao tiếp.
Bên cạnh đó, người thân (chồng, cha mẹ, anh chị em…) cần quan tâm, chia sẻ, trò chuyện với sản phụ, luôn chú ý đến chế độ ăn ngủ, sinh hoạt, tạo không khí vui vẻ, tinh thần thoải mái, ổn định cho người mới sinh, đồng thời không la hét, trách mắng kể cả khi họ làm sai.
Khi phát hiện mẹ sau sinh có những trạng thái bất ổn về tâm lý, gia đình cần quan tâm kịp thời và cân nhắc việc đưa đi bác sĩ chuyên khoa. Phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm sẽ đạt được hiệu quả cao và chúng ta không phải chứng kiến thêm hậu quả đau lòng nào nữa.
Dưới đây là sản phẩm tham khảo giúp mẹ có một cuộc sống khỏe mạnh, trẻ đẹp hơn.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO NHIÊN
- Hotline: 0908 83 44 55
- Địa chỉ: Toà nhà Charmington La Pointe, 181 Cao Thắng Nối dài, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Tham khảo sản phẩm eo thon sau sinh Bảo Nhiên:
Các kiến thức sức khoẻ các mẹ có thể quan tâm!