Cẩm nang cần thiết cho bà bầu đang mang thai và sau sinh

Cẩm nang cho mẹ bầu mang thai và sau sinh

Giây phút thiêng liêng nhất của mỗi bà bầu là chào đón bé yêu khỏe mạnh mang lại cho bố mẹ những cảm xúc hạnh phúc đặc biệt. Để khoảnh khắc ấy được trọn vẹn, bạn cần có kế hoạch sinh con, nên chuẩn bị tâm lý khi phải sinh thường hoặc sinh mổ, phải tìm hiểu kiến thức chăm sóc và kiêng cử cho phụ nữ mang thai và sau sinh …. Bài viết sau sẽ là kim chỉ nam cho hành trình chào đón bé yêu các bố mẹ nhé! 

Trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì?

Khi phụ nữ mang thai và sinh nở là một việc hệ trọng trong cuộc đời. Nếu không phải mang thai ngoài ý muốn thì bạn nên tìm hiểu, chuẩn bị kiến thức đẩy đủ để chuẩn bị chào đón bé yêu. Khi có kế hoạch mang thai, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như: đi khám sức khỏe, gen di truyền của cả hai bên vợ chồng, ngưng uống thuốc tránh thai (nếu có), tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng, tìm hiểu về tâm sinh lý trong quá trình mang thai và sau sinh…để sẵn sàng cho việc làm mẹ.

Bạn hãy tham khảo thêm bài viết này: https://baonhien.vn/8-dau-hieu-co-thai-lan-dau-de-nhan-biet-nhat/

Lên lịch kiểm tra sức khỏe

Để chuẩn bị mang thai, điều quan trọng đầu tiên bạn nên làm là đi khám sức khỏe hay còn gọi là khám tiền sản. Điều này, sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về sức khỏe sinh sản cho bạn, xem thử có bất kỳ rủi ro tiềm năng nào không để chủ động giải quyết trước khi có em bé. Trong lúc khám, bạn nên thoải mái trao đổi mọi vấn đề với bác sĩ liên quan đến khả năng thụ thai, tâm sinh lý… để nhận được những tư vấn hữu ích cho bản thân.

Ngoài ra, bạn nên từ bỏ những thói quen không tốt như việc thức khuya, ăn uống không đều độ, sử dụng rượu bia hay thuốc lá… Thay vào đó, bác sĩ sẽ cho bạn biết những việc bạn cần làm về các cách luyện tập thể dục ra sao, chế độ ăn uống như thế nào, các chủng cần chích ngừa trước khi mang thai… Còn trường hợp bạn đã có tiền sử về bệnh lý cụ thể thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn gặp bác sĩ chuyên khoa. Những bệnh này cần phải kiểm soát kỹ trước khi mang thai. Và làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh qua đường tình dục.

Kiểm tra gen di truyền

Xét nghiệm gen di truyền là phương pháp nhằm tìm ra khả năng di truyền các bệnh có liên quan đến gen hoặc các dạng đột biến của gen quan trọng khiến gia tăng nguy cơ rối loạn di truyền. Những bệnh do di truyền gây nên thường không thể nào loại bỏ dứt điểm.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy:

Khi cả ba và mẹ mang gen đột biến thì chỉ có 25% con sinh con ra sẽ mắc bệnh, 50% con sinh ra mang gen nhưng không mắc bệnh và 25% trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, để thế hệ tương lai khỏe mạnh ba mẹ nên biết rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra gen di truyền.

Mẹ nên kiểm tra gen di truyền trước
Mẹ nên kiểm tra gen di truyền trước

Thời gian xét nghiệm
Tốt nhất để thực hiện đó là từ 3 – 5 tháng trước khi quyết định mang bầu. Việc xét nghiệm cần kiểm tra đồng thời ở cả cha lẫn mẹ. Đối với người mẹ, thực hiện xét nghiệm sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 7 ngày, tiến hành vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì. Tốt nhất trước khi xét nghiệm không nên quan hệ vợ chồng. Với người cha cũng tiến hành kiểm tra vào buổi sáng khi chưa ăn gì và kiêng quan hệ vợ chồng từ 3 – 5 ngày.

Có thể tiến hành xét nghiệm vào giai đoạn đầu của thai kỳ, thông qua việc chọc ối hoặc sinh thiết nhau nếu phát hiện gen bệnh trong trường hợp thụ thai ngoài kế hoạch.

Ngưng uống thuốc tránh thai (nếu có)
Đã có ý định mang thai thì bạn nên ngưng uống thuốc tránh thai ngay lập tức. Việc ngưng dùng thuốc sẽ giúp chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt của phụ nữ dần ổn định như lúc ban đầu để tăng khả năng mang thai.

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng

Để tăng khả năng thụ thai thành công bạn cần tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày trứng rụng. Dựa vào những dấu hiệu cho biết khi nào trứng trụng như: nhiệt độ cơ thể mẹ tăng bất thường, cổ tử cung mềm, nới rộng và ẩm ướt hơn để phục vụ cho hoạt động tình dục, ngực căng lên nhạy cảm hơn và ham muốn tình dục cũng tăng.

Mẹ trước khi sinh nên tìm hiểu chi kì kinh nguyệt

Một trong những dấu hiệu rõ rệt dễ nhận biết nhất đó là là dịch cổ tử cung có dạng đặc sệt như lòng trắng trứng. Đây là kết cấu cần thiết để giúp tinh trùng sống và có khả năng thụ tinh cho trứng. Nếu bạn đang lên kế hoạch mang thai thì đây là thười điểm lý tưởng.

Lưu ý thêm cho mẹ: Những cần biết khi mang thai để có một thai kì tốt nhất.

Chú ý ăn uống trước khi mang thai

Một trong những điều quan trọng để tăng khả năng thụ thai là bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh của cả vợ và chồng. Đối với phụ nữ nên ăn nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt, nên uống đều đặn 2 ly sữa và ăn sữa chau mỗi ngày.

❌ Tránh đồ ngọt và những loại thức uống kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Đối với đàn ông nên ăn nhiều thức phẩm giàu kẽm như hào, cua biển, tôm, ốc các loại, rau có màu xanh đậm, thịt bò, thịt gà, cà rốt và các loại trái cây giàu vitamin E. Nam giới cũng cần phải hạn chế các loại thức uống rượu, bia, cà phê và tránh hút thuốc.

mẹ bầu khỏe đẹp với chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ bầu khỏe đẹp với chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung axit folic

Axit folic chính là vitamin B9 là yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự phát triển và phân chia tế bào bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ. Axit folic cũng là thành phần thiết yếu của quá trình tạo máu. Thiếu axit folic gây nên thiếu máu, sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng bào thai.

Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu axit folic
Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu axit folic

Trẻ sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng. Vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày khi có ý định mang thai.

Đang mang thai cần lưu ý những gì?

Nhận được tín hiệu mang bầu là niềm hạnh phúc vô bờ của phụ nữ nhưng cũng đem lại nhiều lo lắng, băn khoăn. Không biết sẽ kiêng cử những gì, đi lại ra sao, ăn uống, bổ sung gì là tốt cho bé…. Vì vậy ngay trong giai đoạn này phụ nữ khi mang thai cần chuẩn bị những kiến thức về sinh nở và chăm sóc sức khỏe cho cả hai mẹ con sau sinh. Điều này giúp mẹ sẵn sàng cho ngày vượt cạn đáng nhớ và ổn định tâm lý sau sinh.

 

Phụ nữ mang thai nên chuẩn bị gì
Phụ nữ mang thai nên chuẩn bị gì

📌 Không quên khám sức khỏe thai sản định kỳ

Những xét nghiệm và thăm khám thường xuyên được quy định thực hiện sẽ giúp phụ nữ mang thai phát hiện sớm nhất những vấn đề nảy sinh, và có những biện pháp can thiệp kịp thời để chăm sóc cho mẹ và bé tốt nhất trong 40 tuần thai nghén. Thông thường lần khám đầu tiên của bạn là từ 6 đến 8 tuần.

Mẹ bỉm sữa phải đi khám sức khỏe định kì
Mẹ bỉm sữa phải đi khám sức khỏe định kì

Lúc này, bác sĩ sẽ cho bà bầu biết chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và con, các thói quen xấu gây ảnh hưởng và cần làm gì là tốt nhất, cả chi tiết về những lần sinh nở và thụ thai trước đó, các vấn đề sinh sản mà bạn gặp phải (nếu có). Phụ nữ khi mang thai sẽ được đo tử cung thường xuyên trong mỗi lần khám để làm cơ sở theo dõi sự phát triển của bào thai. Các lần khám tiếp theo cho đến tuần cuối cận kề ngày lâm bồn sẽ là quá trình theo dõi kỹ càng giúp bố mẹ yên tâm chào đón con yêu.

Phụ nữ mang thai nên lên danh sách những việc cần làm

Trong 9 tháng mang thai, mẹ cần có rất nhiều việc phải làm để quá trình vượt cạn và chăm sóc con được tốt hơn. Vì vậy liệt kê cụ thể những việc cần làm trong giai đoạn mang thai sẽ giúp mẹ kiểm soát được những vấn đề đang lo lắng và giải quyết nó một cách thoải mái nhất. Để không sót những việc quan trọng, bà bầu nên liệt kê cụ thể cho từng tháng việc gì cần làm, việc gì cần chuẩn bị.

Mẹ bầu lên danh sách mang thai từng tháng nên làm gì để khởi bỡ ngỡ
Mẹ bầu lên danh sách mang thai từng tháng nên làm gì để khởi bỡ ngỡ

Tháng thứ 1

Mọi bà bầu đều cần quan tâm nhất trong lúc này là đi khám thai lần đầu tiên, tính toán ngày sinh bé, nghiên cứu sự phát triển cơ bản của thai nhi, bắt đầu từ bỏ những thói quen không tốt…

Tháng thứ 2

Phụ nữ mang thai cần biết thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, xác định chiến đấu với 3 tháng ốm nghén trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, nên tập một số bài tập kegel để các cơ khung xương chậu được giãn nở, dẻo dai… Như vậy, mẹ bầu cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân để lên kế hoạch những việc làm cụ thể cho các tháng tiếp theo nhé!

Phụ nữ mang thai cần chủ động phòng tránh bệnh

Mẹ bầu cần chủ động phòng tránh tất các loại bệnh, nhất là những lúc dịch bệnh đang bùng phát thì thực sự rất nguy hiểm vì trong lúc này mẹ không thể tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp buộc phải dùng thì cần có sự chỉ định của bác sĩ. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của mẹ bầu rất yếu so với lúc bình thường. Nên việc chủ động tăng đề kháng cho bản thân là rất quan trọng.

Tốt nhất, mẹ nên tạo thói quen giữ tay sạch sẽ, rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn mầm bệnh từ môi trường xung quanh. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể truyền vi – rút gây bệnh.

Phòng bệnh cho mẹ bầu qua những việc nhỏ nhặt nhất
Phòng bệnh cho mẹ bầu qua những việc nhỏ nhặt nhất

Ngoài ra, trong những lần thăm khám thai sản bạn nên chủ động nhờ bác sĩ tư vấn các mũi tiêm phòng bệnh. Cúm rubella và thủy đậu là hai bệnh thường gặp có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Nên bạn cần chủ động phòng tránh hoặc trước khi có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng 2 loại bệnh này.

Cảnh báo mẹ về việc thiếu ngủ: Mất ngủ khi mang thai là nguyên nhân làm tăng biến chứng cho thai nhi.

Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc bổ cho phụ nữ mang thai

Trên thực tế khá nhiều thai phụ tự ý mua viên sắt, canxi, vitamin tổng hợp về uống với lý “thuốc bổ thì đằng nào chả bổ”. Tuy nhiên trong từng giai đoạn của thai kỳ, thai nhi lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy bổ sung các loại thuốc bổ cũng phải khác nhau trong mỗi giai đoạn.

Theo chuyên gia, việc lạm dụng quá nhiều thuốc bổ sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, táo bón, tăng áp lực lọc gan. Ngoài ra, các loại thuốc được làm từ nguyên liệu thiên nhiên không có nghĩa là an toàn tuyệt đối. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.  

Thận trọng khi sử dụng thuốc bổ cho mẹ bỉm sữa
Thận trọng khi sử dụng thuốc bổ cho mẹ bỉm sữa

Một số băn khoăn về quan hệ tình dục khi mang thai

Nhìn chung, các cặp vợ chồng đều cảm thấy ham muốn tình dục tăng giảm bất thường trong thời gian mang thai. Và thường trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên, người vợ sẽ không có hứng thú cho chuyện ấy, vì họ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén nên không còn sức lực để nghĩ đến chuyện “yêu”. Đến những tháng cuối thai kỳ, cơ thể trở nên nặng nề, cảm giác mệt mỏi tăng nên việc ham muốn yêu sẽ giảm nhiều. Ngoài ra về mặt tâm lý, một số bà bầu nhất là mang thai lần đầu đều lo lắng rằng, quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai.

Tư vấn về quan hệ tình dục khi mang thai
Tư vấn về quan hệ tình dục khi mang thai

Nhưng bà bầu lại không biết rằng sảy thai hoàn toàn không liên quan đến tình dục. Thai nhi được bảo vệ bằng một túi nước ối và thành tử cung vô cùng vững chắc, cho nên các tác động từ việc “yêu” gần như không thể tác động được vào thai nhi, mặt khác, nếu do co bóp của cổ tử cung khi có kích thích trong quá trình “yêu” cũng không ảnh hưởng tới thai nhi. 

Lưu ý cho mẹ yêu:
Sảy thai hầu hết là do sự phát triển của thai nhi, sự bất đồng trong nhiễm sắc thể của mẹ và thai nhi hoặc thường liên quan đến rối loạn di truyền, bất đồng nhóm máu, hoặc do một số nguyên nhân ngoài ý muốn như: tai nạn, ăn nhầm thực phẩm chứa chất độc hại… Vì vậy, quan niệm mang thai không quan hệ tình dục thì thực sự chưa đúng, nó chỉ đúng trong một số trường hợp sức khỏe thai phụ không cho phép, nếu có quan hệ sẽ gây ảnh hưởng cho thai nhi mà thôi.
.

Lợi ích của việc quan hệ tình dục khi mang thai

Đối với phụ nữ mang thai bình thường, không có vấn đề về sức khỏe thì việc quan hệ tình dục không những bình thường mà còn đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. Đó là tăng ham muốn, tăng mức độ nhạy cảm, tăng hưng phấn một cách bất ngờ. Bởi sự thay đổi nội tiết khi mang bầu sẽ khiến chị em cảm thấy cơ thể trở nên gợi cảm, đẩy đà hơn. Nhiều phụ nữ mang thai mới biết đến khoái cảm đầu tiên khi quan hệ do máu dồn nhiều về cơ quan sinh dục làm cho sự nhạy cảm và cực khoái tăng lên.

Quan hệ tình dục khi mang thai mang lại lợi ích ích bất ngờ
Quan hệ tình dục khi mang thai mang lại lợi ích ích bất ngờ

Chính sự hưng phấn này giúp bà bầu giải tỏa ức chế, giải tỏa stress. Đặc biệt, quan hệ tình dục khi mang thai được chứng minh làm tăng nồng độ miễn dịch globulin A, đây là một loại kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và một số bệnh khác cho cả hai.

Lưu ý khi quan hệ tình dục cho bà bầu:
Một số trường hợp nên hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai là bà bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc gặp một số bất thường như rau bám thấp, rau tiền đạo. Hoặc một số trường hợp ra máu sau khi quan hệ thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân. Như vậy để an tâm hơn, bà bầu cần khám thai sản để nhận được những tư vấn cụ thể của bác sĩ về chuyện ấy.

Các vấn đề phụ nữ cần quan tâm sau khi sinh

Xổ nhau sau khi sinh

Tử cung tiếp tục co bóp theo từng cơn nhưng thường nhẹ hơn so với trước, mỗi cơn kéo dài khoảng 15 – 20 phút hoặc lâu hơn để đẩy nhau ra. Hộ lý có thể yêu cầu bạn rặn thêm một vài lần để đẩy nhau ra. Giai đoạn xổ nhau này thường kéo dài hơn 30 phút, nhưng với biện pháp bong nhau chủ động có thể rút ngắn thời gian này rất nhiều.

Mẹ xổ nhau sau sinh là một chuyện khó có thể tránh khỏi

Bằng việc đầu tiên là tiêm vào người mẹ một mũi kích thích xổ nhau, tiếp theo là kéo dây rốn có kiểm soát (nhau thai được kéo ra hết theo dây rốn). Sau khi xổ nhau, hộ lý sẽ kiểm tra cẩn thận xem nhau thai đã được đẩy ra hết chưa tránh bị sót nhau sẽ gây ra nhiễm trùng và xuất huyết. Theo nghiên cứu cho hay, với biện pháp bong nhau chủ động sẽ giúp giảm thiểu xuất huyết sau sinh và các bệnh nghiêm trọng.

Mẹ tham khảo cách làm đẹp qua bài viết này: Cách làm nhỏ bụng sau sinh hiệu quả với 5 lưu ý vàng.

Các triệu chứng mẹ bỉm sữa thường gặp phải sau sinh

Các mẹ cần chú ý một số triệu chứng có thể gặp phải sau sinh như: chảy máu, táo bón, đau hậu sản, ít sữa, tắt sữa, hoa mắt chóng mặt, bí tiểu kéo dài, nhiễm trùng đường tiết niệu, tinh thần trầm cảm… là những triệu chứng thường gặp sau sinh. Tùy theo cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người nên các triệu chứng và mức độ gặp phải sẽ khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe sau sinh nhé! Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay đó là trầm cảm sau sinh. Trầm cảm là hành vi buồn vui thất thường, mất ngủ và lo âu nghiêm trọng.

Trầm cảm là triệu chứng mẹ sau sinh thường hay gặp
Trầm cảm là triệu chứng mẹ sau sinh thường hay gặp

Sau sinh, không ít người mẹ bỉm sữa phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột của cảm xúc và tinh thần thường đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, khóc không rõ lý do, dễ bị kích động, không có cảm giác vui khi làm mẹ… có thể là những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.

Cởi mở với mọi người xung quanh
Lúc này người mẹ cần chủ động nói chuyện cởi mở với chồng để nhờ sự động viên, chăm sóc từ chồng và người thân nhằm giảm bớt những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, mẹ cần thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.

Mẹ vẫn có thể cải thiện với cách làm cấp tốc này: Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ 1 tháng cực an toàn và hiệu quả.

Kiêng cử sau sinh đúng cách

Cần phải kiêng cử sau sinh đúng cách, khoa học và không phụ thuộc quá nhiều theo kiểu dân gian như kiêng 1 tháng không tắm gội… Để đảm bảo sức khỏe, các bà mẹ nên dùng nước ấm pha thêm chút rượu gừng để tắm gội nhằm giữ ấm, tránh bị lạnh. Sau khi tắm, các mẹ có thể thoa cơ thể lại lần nữa với rượu gừng hoặc tinh dầu tràm làm ấm cơ thể.

Tác dụng của dầu tràm với bà bầu và mẹ sau sinh là không cần phải bàn cãi
Tác dụng của dầu tràm với bà bầu và mẹ sau sinh là không cần phải bàn cãi

Ngoài ra mẹ sau sinh nên xông bằng các loại lá như bạc hà, kinh giới, tía tô, tràm trà, vỏ bưởi, xả, giúp đào thải độc tố, tinh thần thoải mái, cơ thể thơm mát hết mùi bà đẻ. Phụ nữ sau sinh khá bận rộn với việc chăm sóc con nên các mẹ tranh thủ dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Bảo Nhiên

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO NHIÊN

  • Hotline: 0908 83 44 55
  • Địa chỉ: Toà nhà Charmington La Pointe, 181 Cao Thắng Nối dài, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

 

Tham khảo sản phẩm eo thon sau sinh Bảo Nhiên:

eo thon sau sinh

Bộ eo thon sau sinh Bảo Nhiên

670,000 599,000

Eo thon – Dáng đẹp – Da săn chắc

Trọn bộ liệu trình bao gồm: 2 hộp muối thảo dược chườm bụng, 1 cốt gừng thảo dược, 1 gen nịt bụng.

  • 100% thảo dược tự nhiên, không chất bảo quản
  • Tuyệt đối an toàn, hiệu quả cho mẹ sau sinh
  • Không gây tác dụng phụ.
  • Sản phẩm chỉ sử dụng ngoài da.
  • Xuất xứ: Việt Nam
Mua ngay!

Các kiến thức sức khoẻ các mẹ có thể quan tâm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *