Theo quan niệm kiêng cữ sau khi sinh kiểu cũ, các bà mẹ cần phải được nằm than, kiêng gió, kiếng tắm rửa, đi lại … để bảo vệ sức khỏe. Ngược lại, theo quan điểm các mẹ hiện đại, sau khi sinh, nên vận động nhẹ nhàng, vệ sinh cơ thể hàng ngày. Đặc biệt, hầu hết các mẹ thời nay và nhiều chuyên gia y tế đều rất “bài xích” chuyện nằm than sau khi sinh, nhất là cho bé mới sinh nằm than. Là một người mẹ, bạn chọn cho mình phương án nào, nhất là khi mẹ chồng và mẹ bạn đều theo chung “một phe”?
Tắm gội sau khi sinh: Làm sao mới đúng?
Theo quan niệm cũ, sau khi sinh, mẹ không nên tắm gội vì “đụng” nước quá sớm có thể dễ bị nổi gân xanh hoặc bị sởn gai ốc nếu như thời tiết trở lạnh. Nhưng điều này dường như chỉ phù hợp cho những bà mẹ thời xưa, khi mà điều kiện nhà ở chưa được như hiện tại.
Thực tế, trong điều kiện như hiện tại, các mẹ hoàn toàn có thể gội đầu và tắm toàn thân chỉ sau 1 ngày, nếu sinh thường và từ 2-3 ngày trong trường hợp mẹ sinh mổ. Các chuyên gia cho rằng, tắm gội sau khi sinh sẽ giúp mẹ loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên da, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Tốt nhất, mẹ nên tắm gội bằng nước ấm trong môi trường kín gió. Nên gội đầu nhanh trong khoảng 5 -7 phút, và sử dụng máy sấy sau khi gội đầu. Không dùng bồn tắm để ngâm người và không nên tắm quá lâu.

Xông hơ mặt sao cho đẹp da
Phụ nữ sinh đẻ thời xưa hay dùng nghệ để xông hơ với than hồng, nhằm làm da mặt trắng hồng, láng mịn. Thực tế cách làm này có thể gây nám da bởi sức nóng có chứa nhiều khí độc hại của than củi.
Thực chất, dùng thảo dược xông hơ là cách tiện lợi và an toàn nhất để bảo vệ làn da nhạy cảm sau sinh của các mẹ. Với thảo dược xông hơ và ủ trắng hồng từ nghệ nguyên chất, làn da của mẹ sẽ trở nên láng min và khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Có nên chườm muối sau khi sinh ?
Không nằm yên một chỗ để “an dưỡng”, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau ngày đầu tiên, mẹ đã có thể ngồi dậy và đi lại trong phòng để tránh tình trạng ứ đọng sản dịch và giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên đứng lên đi lại khoảng 24 tiếng sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng dính ruột.
Phụ nữ sau khi sinh nếu chỉ nằm yên một chỗ, ăn uống, ngủ nghỉ, tất tần tật trên giường như quan niệm cũ có thể khiến vết rạch tầng sinh môn hoặc vết thương khi sinh mổ lâu lành hơn. Thậm chí, việc “nằm lì một chỗ” còn là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tắc động mạch và làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của các bộ phận như khoang chậu, trực tràng và bàng quang.
Nằm than sau sinh: Quan niệm cần loại bỏ?
Thời xưa, những phụ nữ sau sinh cần phải nằm than để phòng lạnh và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, cách làm ấm người này không chỉ lỗi thời mà còn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp mẹ và bé trong trường hợp hít phải quá nhiều khí CO2.
Bên cạnh đó, da trẻ mới sinh thường rất mỏng manh và yếu ớt nên chỉ cần một tác động nhiệt quá lớn cũng có thể gây rôm sảy, hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây bỏng nhẹ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ sau sinh không nên tiếp tục quan niệm sai lầm này để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Dưới đây là trọn bộ liệu trình ở cử cho mẹ sau sinh, các mẹ có thể tham khảo để giúp việc ở cử của mình được thuận tiện và an toàn hơn:
Tham khảo Bộ giảm eo sau sinh 599.000đ