Tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng cho rất nhiều mục đích bao gồm chăm sóc sức khỏe da, tóc cũng như móng. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe đã được chứng minh, loại tinh dầu này còn rất an toàn khi sử dụng cùng với một giá cả hợp lý. Trong bài viết này, Bảo Nhiên sẽ đề cập đến những công dụng chính của Tinh dầu tràm mà các mẹ nên biết, hãy cùng theo dõi nhé !
Vì sao Tinh dầu tràm được gọi là “thần dược” ?
Tinh dầu được chiết xuất từ lá cây tràm trà, loại cây này có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, đây là một loại cây nhỏ có nguồn gốc từ Queensland và New South Wales, Úc.
Tinh dầu tràm trà đã được sử dụng rộng rãi và có thể chiết xuất được 100% nguyên chất hay là tinh dầu nguyên chất. Các dạng tinh dầu đã pha loãng hay được sử dụng có nồng độ từ 5 đến 50% thường được sử dụng cho da.
Trong tinh dầu tràm trà có chứa một số hợp chất trong đó có terpinen-4-ol, chất này được chứng minh tác dụng diệt khuẩn, virus và nấm.
Những đặc tính chống nhiễm khuẩn của tinh dầu tràm trà giúp chúng trở thành phương thuốc cổ truyền có giá trị trong điều trị các bệnh về da do vi khuẩn và vi nấm gây ra, ngăn ngừa phản ứng viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành.
Các công dụng của Tinh dầu tràm
Sát khuẩn tay
Tinh dầu tràm trà được coi là một chất sát khuẩn tay có nguồn gốc từ thiên nhiên lý tưởng. Các nghiên cứu đã chứng minh loại tinh dầu này có khả năng diệt được một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh thường gặp như E. coli, phế cầu (S. pneumoniae) hay H. influenzae. Hơn nữa, một nghiên cứu khác đã kiểm tra một số loại được rửa tay khác cho thấy kết quả chống E. coli được cải thiện khi thêm tinh dầu tràm trà.
Chống côn trùng
Tinh dầu tràm trà có thể xua đuổi côn trùng. Một nghiên cứu tìm ra rằng sau 24 giờ được thoa tinh dầu tràm trà, có 61% số bò có ít ruồi hơn so với nhóm không sử dụng.
Chất khử mùi tự nhiên
Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà có thể giúp kiểm soát mùi hôi dưới cánh tay có liên quan đến chức năng tuyến mồ hôi. Bản thân mồ hôi không có mùi, tuy nhiên khi mồ hôi tiết ra kết hợp với các vi khuẩn có trên da bạn sẽ tạo thành mùi nặng và khó chịu hơn.
📌 Có thể mẹ quan tâm: Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh mà mẹ phải nắm rõ
Sát trùng cho những vết thương hoặc vết xước nhỏ
Để sát trùng vết thương nhỏ có thể làm theo các bước sau:
- Làm sạch vết thương cẩn thận bằng xà phòng và nước sạch
- Trộn một giọt tinh dầu tràm trà với một thìa cà phê dầu dừa
- Thoa một lượng nhỏ hỗn hợp lên vết thương và băng lại
- Lặp lại quá trình này một đến hai lần hàng ngày cho đến khi vết thương đóng vảy
Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm nhìn chung khá an toàn, tuy nhiên cũng có một số lưu ý khi sử dụng như:
Không được uống vì nó gây độc nếu nuốt phải do đó cần để xa tầm tay trẻ em. Một trường hợp trẻ 18 tháng tuổi đã bị tổn thương nghiêm trọng sau khi vô tình nuốt phải.
Nếu sử dụng lần đầu, hãy thử nhỏ 1-2 giọt lên da và theo dõi phản ứng trong vòng 24 giờ. Một số người có thể phát triển bệnh viêm da tiếp xúc khi sử dụng tinh dầu này để cải thiện tình trạng bệnh, do đó việc thử phản ứng là điều cần thiết.
💥 Được xem nhiều: Mách mẹ phương pháp chườm nóng sau sinh mổ đúng cách